#Song tính
Explore tagged Tumblr posts
Text
Đầu xuân
Tác phẩm: Đầu xuân Tác giả: Tui phải giảm xuống còn 40 kg Thể loại: đam mỹ, sinh tử, vườn trường, điềm văn, song tính, tự ti thụ, si tình công Độ dài: 63 chương Continue reading Đầu xuân
View On WordPress
0 notes
Text
Art by Not A Starchild
BISEXUAL XUÂN HƯƠNG IN FOLKTALE
(Tiếng Việt ở dưới)
Northern Vietnam had a famous folktale named Lady Xuân Hương, telling the story of her love with a gentleman named Tống Như Mai. The plot roughly talked about Như Mai falling for Xuân Hương, so he crossdressed to approach her. When Như Mai revealed his identity, the two grew closer and wedded. Like many other crossdressing storylines, this tale of Lady Xuân Hương was imbued with queerness.
When Như Mai decided to disguise himself, his servant immediately bought him a set of women’s clothing and said: “Young master, you have skin as fair, visage as gentle, and voice as soft as a lady, so I believe that once you are dressed in this attire, you will soon be acquainted with her. Young master, please try and put it on.”
Afterward, Như Mai quickly befriended Xuân Hương. The story reached its climax when Như Mai revealed the truth, but he only after Xuân Hương confessed her love: “Oh, if you were a boy, I would love you so!” Could it be that deep in her heart, Xuân Hương had already fallen in love with the one she still believed to be a woman? In modern terminology, could Xuân Hương be bisexual or pansexual?
According to researchers, this story was most likely about the famous poetess Hồ Xuân Hương (1772 – 1822). In history, she fell in love with a man named Mai Sơn Phủ. This gentleman was not listed in any history book, and only existed in Hồ Xuân Hương’s love poems. The final arc of the folktale also bore resemblances to Mai Sơn Phủ’s real life, as both couples had to be apart. However, the crossdressing arc was not recorded anywhere in her poems. If the folktale was indeed true, then did Hồ Xuân Hương fall for Mai Sơn Phủ, while under the impression that he was a woman?
==================
XUÂN HƯƠNG SONG TÍNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN
Miền bắc có một tích truyện khá nổi tiếng tên Nàng Xuân Hương 娘春香, kể về tình yêu của nàng với chàng Như Mai họ Tống. Cốt truyện đại khái kể về Tống Như Mai 宋如枚 yêu thầm nàng Xuân Hương, bèn cải nữ trang để gần với nàng. Khi Như Mai lộ thân phận của mình, hai người trở thành một đôi và kết hôn. Như nhiều cốt truyện đảo trang khác, truyện Nàng Xuân Hương này thấm đẫm yếu tố bóng.
Khi Như Mai đã quyết định cải nữ trang, tiểu đồng của chàng liền sắm cho chủ một bộ áo xống phụ nữ và dặn rằng: “Tôi thấy công tử có nước da trắng trẻo, bộ mặt và giọng nói y như con gái, nên nghĩ rằng nếu công tử đóng bộ này vào thì không mấy chốc sẽ được làm quen với nàng. Công tử thử mặc vào cho tôi xem.”
Sau đó, Như Mai đã nhanh chóng kết được bạn với Xuân Hương. Mạch truyện đến đỉnh điểm khi Như Mai lộ ra sự thật, nhưng chàng chỉ làm thế khi Xuân Hương tỏ tình: “Ôi, nếu chị là con trai thì tôi phải lòng chị mất!” Phải chăng trong thâm tâm, nàng đã trót yêu một người mà bản thân vẫn nghĩ là nữ nhân? Trong thuật ngữ hiện đại thì nàng Xuân Hương có thể nào là song tính hoặc toàn tính? Theo các nhà nghiên cứu, câu chuyện này khả năng cao chính là nói về nữ thi sĩ lừng danh Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772 – 1822). Trong lịch sử, bà đã yêu một nam nhân tên Mai Sơn Phủ 枚山甫. Chàng trai này không lưu danh trong sách sử, chỉ duy nhất tồn tại trong các bài thơ đậm tình của Hồ Xuân Hương. Mạch cuối truyện của Nàng Xuân Hương cũng có khá nhiều tương đồng với truyện tình với Mai Xuân Phủ, là cả hai cặp đều phải xa nhau. Tuy nhiên, mạch truyện về cải nữ trang không có tư liệu nào chứng minh được. Nếu có thật như trong truyện nhân gian, thì phải chăng Hồ Xuân Hương đã yêu Mai Sơn Phủ khi bà còn nghĩ chàng là giai nhân?
__________
Tham khảo:
truyencotich.vn/truyen-dan-gian/nang-xuan-huong.html?fbclid=IwAR0K88Xdba4fI9fM-ZhyJ0ntJAo7rxTVVU-V4wrSf41eL5WMD1M1tKuB04g
chimvie3.free.fr/48/PhamTrongChanh_HXHvaMaiSonPhu.htm?fbclid=IwAR0grE_u_N2pujpULKpuINMBmX-YvGyP5Z5TIk8U8bxUWf_T4ZDJ-vwaNpk
__________
*Song tính luyến ái (bisexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình cảm hoặc tình dục của một người với hai giới tính, nam và nữ, hoặc là nhiều hơn một phái tính hay giới tính
*Toàn tính luyến ái (pansexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình dục hoặc tình cảm với bất kể giới và giới tính nào
44 notes
·
View notes
Text
André Aciman, "My Roman Year" (trích)
Đặt giữa bối cảnh Roma thập niên 1960, My Roman Year ghi lại thời niên thiếu của André Aciman, bắt đầu khi ông cùng gia đình lần đầu đặt chân đến đây sau khi bị trục xuất khỏi Ai Cập. Mọi dấu vết về địa vị và sự khá giả từng có ở Alexandria giờ đây đều bay biến theo cuộc trốn chạy. André cùng em trai và người mẹ khiếm thính của mình chuyển đến một căn hộ cho thuê ở Via Clelia, loay hoay tìm cách chấp nhận thực tại, học cách hòa nhập với cuộc sống mới và thông qua đó, khám phá trái tim đang đập của Thành phố Vĩnh hằng.
Trong cuốn hồi ký này, André Aciman gợi lên đích xác quang cảnh, con người, mùi hương, phong vị của Roma theo cách mà chỉ ông mới có thể làm được. Bằng thứ văn xuôi trau chuốt từ lâu đã trở thành thương hiệu, vừa xúc động vừa đẹp đẽ, My Roman Year mở ra cuộc sống của một gia đình mãi mãi lưu vong, dẫu đang sống ở Roma đấy nhưng chẳng dám gọi là nhà.
[...]
“Xin đừng ghét ông. Ông không phải yêu tinh.” Đó là lời ông Claude nói khi sắp sửa bước ra khỏi căn hộ mới của chúng tôi ở Roma và đi về phía cầu thang.
Claude, hay Claudio như bấy giờ ông vẫn thường được gọi ở Ý Đại Lợi, đứng nơi ngưỡng cửa và lặp lại chính xác lời chị gái ông mấy tháng trước ở Ai Cập đã nói khi cố xua đi những lời không hay về ông. “Ông ấy là người tốt nên đừng nghĩ ông ấy là yêu tinh nữa,” bà nhìn thẳng vào hai anh em tôi mà nói, dùng một từ như lấy ra từ cổ tích. “Đúng là tính khí ông ấy nóng nảy thật, nhưng cứ nghĩ ông ấy bốc đồng đi. Nhà ta ai mà chẳng có chút bốc đồng, đúng không?���, bà nói thêm về người đàn ông mà chúng tôi sẽ gặp ngay khi tàu cập bến Napoli. “Bốc đồng” là vẫn còn nhẹ để miêu tả về người mà những cơn thịnh nộ của ông mãi mãi in hằn trong ký ức của bất kỳ ai quen biết. Bà Elsa hẳn đã biên thư cho ông từ Ai Cập mà kể rằng chúng tôi rất sợ gặp ông.
Bằng chính từ mà bà tôi đã dùng, yêu tinh, nơi ngưỡng cửa ngày hôm đó, ông đã tìm ra một cách gian xảo và xấu xa để cho chúng tôi biết rằng, nhờ ơn những cánh thư không mỏi của bà Elsa, ông biết rõ người nhà chúng tôi ở Ai Cập xì xào gì về ông. Bà Elsa mồm mép tép nhảy. Bà không kìm được mà thú nhận trước tiên rằng bà đã nói lắm. “Je suis gaffeuse,” tôi là một kẻ dại khờ. Hẳn bà đã kể với ông rất nhiều về chúng tôi, chuyện cha mẹ chúng tôi cãi nhau như cơm bữa, chuyện anh em tôi vật nhau ỏm tỏi trong phòng, đương nhiên cả chuyện chúng tôi xấu tính với bà thế nào, không tôn trọng bà già tám mấy tuổi sắp hết nhìn thấy đường này ra sao. Lý nào ông lại không muốn tỏ ra mình biết rõ những chuyện đương diễn ra trong nhà?
Trong những lá thư kể về Roma gửi cho chúng tôi, ông Claude đã thật thà miêu tả kỹ lưỡng căn hộ ba phòng ngủ mà ông đề nghị cho chúng tôi thuê lại. Gần đó có một công viên nhỏ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tất cả tạp phẩm cùng bốn rạp chiếu bóng mà rủi thay, như ông viết trong thư, chỉ chiếu phim phụ đề nhưng rồi người ta cũng quen. Chúng tôi sẽ thích Roma cho xem, ông chắc chắn như thế. Bà nội tôi, chị gái của ông và lớn hơn bà Elsa, một người chị em khác của họ, đã biên thư kể với ông rằng tôi mê lịch sử. Ông hồi âm lại, hứa sẽ dắt tôi đi tham quan những khu nổi tiếng và không nổi lắm của Roma, những nơi chỉ dân địa phương mới biết còn du khách thì không. Ông nói thêm rằng mất cả đời này hoặc cả đời sau nữa cũng chưa đi hết, không như cái ổ Alexandria của chúng tôi.
Chút hiểu biết của tôi về Roma có được từ tấm bản đồ nhỏ xíu từ tòa lãnh sự Ý Đại Lợi ở Alexandria. Các phố lân cận sắp tới của chúng tôi ở Roma mang những cái tên nghiêm trang lấy từ sử thi Aeneid của Virgil: Via Enea (Aeneas), Via Turno (Turnus), Via Camilla (tương tự). Via Niso (Nisus) dẫn thẳng vào Via Eurialo (Euryalus) như thể các nhà hoạch định thành phố biết rằng, cũng giống như trong câu chuyện sử thi của Virgil, tình yêu của Nisus dành cho Euryalus là không thể nào chia cắt. Tôi không mong bắt gặp Camilla hay Turnus đang thắt giáp chuẩn bị xông trận, song tôi biết sức nặng của truyền thuyết và lịch sử đã thấm vào từng ngõ ngách Roma. Ngược lại, trong mắt ông Claude, thành phố của chúng tôi lại là một cái ổ. Tôi đã phải tra nghĩa từ n��y.
Tôi thích tính hài hước của ông Claude. Bạn có thể nhìn ra ngay trên các phong thư của ông, những phong thư luôn đến Alexandria với hai từ viết hoa gạch chân “Tiếng Pháp” đặt dưới địa chỉ của chúng tôi. Việc này giúp các giám sát viên Ai Cập, những người đọc hết thư gửi về từ nước ngoài, dễ dàng chuyển lá thư của ông đến người phụ trách đọc thư tiếng Pháp. Đây cũng là cách ông thông báo với viên giám sát rằng trong thư không có cáo buộc hay thỏa hiệp gì, bởi như đã cho biết ngôn ngữ của nó, ông biết thừa lá thư sẽ bị đọc trước. Trên thực tế, giám sát viên luôn mở thư ông Claude ra đọc rồi đóng lại bằng một nhãn dán cho người nhận biết thư đã được kiểm duyệt. Tôi thích lối tiếp cận “lá thư bị đánh cắp” này của ông, giấu bằng chứng ở nơi thật dễ thấy. Ông đã tài tình qua mặt chính quyền Ai Cập về tài khoản ngân hàng của cha tôi ở Thụy Sĩ bằng cách viết rằng ông thấy tinh thần bà dì Berta phấn chấn hẳn lên khi nhìn cô cháu nội an toàn theo mình trong chuyến nghỉ ngắn ở Hy Lạp. Bà dì Berta không ai khác hơn giám đốc ngân hàng của cha tôi ở Nhật Nội Ngỏa, còn cô cháu nội kia thực chất là giao dịch viên đáng tin cậy người Hy Lạp phụ trách chuyển tiền ra nước ngoài. Hóa ra người Hy Lạp này cũng không đáng tin lắm. Hắn đã cuỗm tiền trong ngân hàng Thụy Sĩ rồi cùng gia đình bỏ trốn tới Brooklyn. Ông Claude, người từng là luật sư kinh nghiệm giao thiệp rộng ở Thụy Sĩ, nghe phong thanh về tên trộm kia liền đánh điện báo cho cha tôi ở Ai Cập hay: căn bệnh trầm trọng của bà dì Berta yêu dấu đã khiến đứa cháu gái tội nghiệp phải mở miệng.
Nhờ sự khôn ngoan, lanh lợi và nhạy bén với gian lận, lọc lừa, ông Claude đã kiếm lại được một ít tiền thông qua Interpol, song phần lớn đều đã tiêu tán theo như ông khẳng định. Cha chỉ cho chúng tôi cách thể hiện lòng biết ơn chân thành với ông Claude nhưng tuyệt đối không bao giờ tin tưởng. Cùng với đó, cha yêu cầu cậu mình đưa cho chúng tôi một khoản tiền cố định mỗi tháng.
Trên boong tàu đến Ý Đại Lợi vào buổi sáng định mệnh hôm đó, mẹ và tôi trông ra với hy vọng ông Claude sẽ tới Napoli đón chúng tôi. Tôi không chắc người đàn ông đứng trên cầu tàu mà tôi nhìn thấy từ xa có đúng thật là ông Claude không. Tàu vẫn chưa cập bến, nắng làm lóa mắt tôi. Tôi chỉ nhìn thấy những nhóm người chen chúc trên bến tàu, phu khuân hành lý, nhân viên vận chuyển và hải quan, cả bạn bè và họ hàng từ khắp Ý Đại Lợi đổ về chào đón những người mà họ đã nhiều năm không gặp. Điều tôi còn nhớ về ông Claude từ hồi bé tẹo là khi ông đặt tôi ngồi lên đùi, đối diện vô lăng và cho tôi vờ lái chiếc xe cổ lỗ sỉ của ông, chiếc xe mà mọi người trong nhà đặt cho cái biệt danh nhà táng di động mà mãi sau khi ông đột ngột bay khỏi Ai Cập vẫn còn gọi. Tôi nhớ mái tóc xoăn đen, cái mũ, cặp kính râm đặc biệt với vải tối che hai bên tròng kính của ông, tiếng tặc lưỡi bắt chước cái tay quay nhỏ mà ông liên tục xoay phải rồi lại xoay trái để đóng mở kính chắn gió trong lúc làm bộ mặt bối rối chọc cười đám trẻ con. Hồi đó chắc tôi mới ba tuổi. Tôi không còn gặp lại ông từ sau cái hôm ông chở bà nội và tôi từ biển về nhà dùng bữa trưa thường nhật trong căn hộ rộng lớn bấy giờ vẫn còn được cai quản bởi mẹ ông, bà cố của tôi. Chiếc xe có ghế da cũ kỹ, bong tróc và gồ ghề của ông khiến tôi tò mò, bởi chưng tôi chưa từng thấy chứ đừng nói ngồi trên một chiếc xe lỗi thời như thế. Tôi biết biệt danh của nó nhưng được dặn không bao giờ gọi ra trước mặt ông.
Nhà táng di động được dùng như một biệt danh giễu tính bủn xỉn cố hữu của ông Claude, phẩm chất mà ông chia chung với tám anh chị em của mình, trong đó có cả bà nội tôi và bà Elsa. Ai cũng xem tính bủn xỉn của mình như một hình thức tiết kiệm có được sau nhiều năm khốn khó, qua nhiều thế hệ, song tất cả những người quen biết gia đình, từ mẹ tôi cho tới các gia nhân nhỏ tuổi nhất, đều gọi nó bằng tên thật sau khi vung thẳng tay ra với nắm đấm siết chặt biểu thị không gì khác ngoài tính hám lợi - lòng tham xấu xí, ngoan cố, vô phương cứu chữa, cố hữu và chặt như nắm đấm. Chi ấy của gia đình không bao giờ cho đi thứ gì và tích trữ mọi thứ như thể kỷ vật rất lâu sau khi chúng đã được dùng hết công dụng, biện minh cho sự miễn cưỡng khi chia tay chúng bằng câu châm ngôn tiếng Pháp thường được nhắc đi nhắc lại là on ne sait jamais, không ai biết được, nghĩa là không ai biết được khi nào thì một thứ bị vứt đi có thể hữu dụng hay khi nào thì một người bạn bị bỏ rơi sau cùng lại trở nên hữu ích.
Chiếc xế hộp không tuổi đã được đưa xuống bãi phế liệu cùng với cái mũ, cặp kính râm có chớp và cái tay quay nhỏ xíu dùng cho kính chắn gió di động có bánh răng kêu cót két, lách cách của ông. Ông tính đợi bán lẻ từng món cho người ngả giá cao nhất, nào ngờ cảnh sát Ai Cập lại phát hiện ông chuyển tiền sang Thụy Sĩ. Một người quen xa đã báo cho ông kịp lúc. Ông Claude thoát chết trong gang tấc qua đường cửa bếp và không bao giờ thấy ở Ai Cập nữa.
Mẹ tôi lại nhìn ra bến tàu và tin rằng người mà chúng tôi thấy lúc nãy không thể nào là ông Claude được. “Bảnh tỏn quá,” mẹ nói như thế. Ông ấy không đời nào tiêu tiền vào quần áo đẹp đâu. Thay vào đó, mẹ chỉ một người đàn ông mà bà nghĩ trông rất juif, song lại đổi ý. Đoạn, có người đàn ông đứng xa xa trên bến hình như nhận ra mẹ và vẫy tay rối rít. Mẹ nói như thế không đúng. “Ông ấy chẳng bao giờ ưa mẹ, mẹ cũng không chịu nổi ông ấy.” Rốt cuộc, người đàn ông đang vẫy tay ấy tựa vào lan can và hét gọi tên mẹ, “Rina, Rinaaaa.” “Không phải ông ấy,” mẹ tôi vẫn khẳng định. “Vả lại,” mẹ nói thêm, “ông già cũng không phải kiểu người sẽ đến đây gặp chúng ta. Nội tiền xăng từ Roma tới đây thôi đã là chuyện không tưởng rồi.” Thêm nữa, chúng tôi không quan trọng đến mức ông phải tự mình đánh xe tới. Mẹ, em trai và tôi, không tính cha tôi và bà Elsa, là những thành viên cuối cùng rời Ai Cập. Ông Claude đã nhắc đi nhắc lại trong thư vô số lần ông tới Napoli đón họ hàng - bố mẹ vợ, cháu trai, cháu gái cũng như anh chị em ruột bao gồm bà nội tôi. Đâu thể mong ông lần nào cũng có mặt trên bến tàu được. Khi đã kết luận ông Claude sẽ không đến Napoli đón chúng tôi, mẹ nhắc cho anh em tôi nhớ rằng dù gì người của sở tị nạn cũng sẽ đưa chúng tôi tới trạm trung chuyển. Tôi sẽ thông dịch cho mẹ, mẹ nói như thế và quay sang tôi với nụ cười nửa miệng mà tôi rất hiểu. Thảy những buổi học kèm với các gia sư Ý trong mấy năm qua ở Ai Cập đã tới lúc phát huy tác dụng. “Tập trung vào điều họ nói ấy, không phải điều con nghĩ là họ đang nói. Cố đừng để họ biết mẹ bị điếc. Họ sẽ cướp đồ của chúng ta đó.” Đoạn, mẹ nói thêm khi nhận ra tôi đang hồi hộp. “Chúng ta đã vượt qua những chuyện còn tệ hơn nhiều, chuyện này có thấm tháp gì đâu.” Bấy giờ chúng tôi sắp sửa đặt chân vào Âu châu, Ai Cập có thể chìm trong rác rưởi, tiếp tục sa lầy trong ziballah của nó - từ Ả Rập mà chúng tôi vẫn dùng, nghĩa là “rác rưởi” - mẹ chẳng bận tâm lắm. Mối lo duy nhất của mẹ là cha, người đã ở lại Ai Cập và vẫn còn bị đe dọa bởi sự tùy hứng của cảnh sát Ai Cập vốn tàn nhẫn, nhất là với người Do Thái.
Rốt cuộc, điều khẳng định với tôi người đàn ông đứng trên bến tàu chỉ có thể là ông Claude không phải mái tóc xoăn đen hay nụ cười láu cá đầy ẩn ý trên mặt ông trong những cuốn album ảnh cũ của gia đình. Những đặc điểm ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là nét giống nhau bất ngờ của ông với người anh trai Nessim lớn tuổi hơn nhiều đã chết ở Ai Cập mấy năm trước ở tuổi chín mươi hai. Mái tóc đen xoăn trong ảnh cũ đã mất vào năm 1966. Quan sát ông Claude liên tục bỏ mũ chào chúng tôi từ xa, tôi lập tức nhớ ra rằng cũng hệt như anh trai mình, ông hói nhẵn và lúc không cười thì môi bĩu ra trông rất xấu, cùng với đó là cái mũi khoằm như kết hợp giữa chim ưng đầu hói và vẹt chưa đủ lông, giống Sigmund Freud mà bỏ đi bộ râu vậy.
Còn một điều nữa cho tôi biết người đàn ông mặc áo khoác vải tuýt gọn gàng, đội mũ phớt, đeo cà vạt màu hạt dẻ đứng trên bến tàu chắc chắn là người nhà mình. Khi tàu chúng tôi cuối cùng cũng cập bến và có thể nhìn rõ ông, chúng tôi thấy ông rút ra chiếc khăn tay màu trắng rộng bằng lá cờ đuôi nheo quá cỡ, vẫy chúng tôi bằng một cử chỉ lỗi thời đến mức chỉ có thể lấy ra từ phim Hollywood cũ. Cũng như bà nội tôi và em gái của bà, ông Claude vĩnh viễn sống trong thời tiền Thế Chiến I, cái thời người ta còn vẫy khăn tay, một cử chỉ nhẹ nhàng và tinh tế có thể truyền tải hy vọng, sự niềm nở và hân hoan, cũng có thể dùng khi buồn khổ, kìm nén tuyệt vọng hoặc trong đám tang. Gia tộc Cohène (với dấu nhấn è bắt buộc nhằm khẳng định cái gốc gác Pháp giả tạo của mình) luôn có lối hành xử riêng. Không lý gì họ lại tuân theo những trào lưu tạm thời. Thiên hạ phải tuân theo cung cách của họ, luôn là như thế.
Thế nhưng, cung cách của họ giờ đây không những lỗi thời mà còn tuyệt tích. Họ không chịu chấp nhận điều này mà vẫn ưu ái lối đãi bôi kia, thức thời nhưng không tử tế, luôn đánh giá mọi người qua cách cầm dao nĩa thay vì hành động và lời nói. Thời này còn ai như thế nữa đâu.
Sáng hôm đó, tôi kể với ông Claude mình vừa ghi danh vào một trường Mỹ ở Ai Cập. Ông cho rằng việc này thật ngược đời, lẽ ra tôi nên vào trường Ý mới phải. Khi tôi giải thích rằng có khả năng chúng tôi sẽ chuyển tới Mỹ thì ông cười phá lên như thể tôi vừa thốt ra một điều ngớ ngẩn vô lý bậc nhất.
“Gì chứ? Trở thành người Mỹ sao? Cháu đang ở Ý Đại Lợi đấy, ông nhỏ của ta ơi, cháu sẽ cư xử và trở thành một người Ý như mọi người khác. Đừng có tâng bốc Huê Kỳ man rợ của cháu ở đây. Mỹ là một nước còn chưa ra đời nữa là, hay là cháu không biết?”
Tôi biết mình chỉ nên phán xét thay vì cãi lại. Em trai tôi cũng nín thinh dù trong hai anh em thì nó là đứa mê văn hóa, phim ảnh, âm nhạc và mọi thứ của Mỹ hơn. Hồi ở Ai Cập, nó đã mua bằng được đôi giày Levi’s cũ của đứa bạn người Mỹ cùng lớp, thích ăn kẹo dẻo nướng khám phá được từ hồi còn là Ấu sinh Hướng đạo, thậm chí còn thường xuyên xoay được một lượng kẹo cao su Juicy Fruit. “Đúng là hề hước mà!” Ông Claude nói tiếp. “Mấy thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch đã muốn làm lính Mỹ,” ông lầm bầm khi chúng tôi đi tới tòa báo danh dù tôi chắc chắn mình phải nghe từng từ. Tôi im lặng mà đâu biết trong thế giới của ông Claude, im lặng không ngăn được sự ngược đãi mà trái lại còn mời gọi thêm.
-
Ông Claude quả bốc đồng đúng như chị gái ông đã cảnh báo, song vẫn thật khó chấp nhận một người có thể tàn nhẫn đến thế với họ hàng máu mủ vừa bị trục xuất và đang túng thiếu, lạc lõng, nguy khốn của mình, nhất là một bà mẹ điếc với hai đứa con trai chưa bao giờ đi xa. Cái nhìn của cha tôi về ông cậu mình có phần dè dặt hơn, chủ yếu vì cha không muốn ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng tôi về ông Claude, ngụ ý nên chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ nhất. Rốt cuộc cha tôi cũng đành huỵch toẹt: “Bất kể dì Elsa nghĩ gì thì cậu ấy vẫn có thể rất cục súc đấy.” Vậy mà mẹ tôi vẫn bình thản. “Không cần phải dọa mẹ con tôi thế đâu,” mẹ nói. “Không phải dọa mà là nhắc ba mẹ con để ý thôi,” cha tôi vặc lại và mẹ đáp ngay. “Nếu cậu anh kinh khủng như thế thì lý ra anh nên cùng rời Ai Cập để bảo vệ mẹ con tôi chứ không phải ở lại đây.” “Anh ở lại là vì còn nhiều thứ phải cứu vãn ở đây,” cha tôi đáp và sắp sửa nổi nóng. Của cải tài sản của ông đều đã bị quốc hữu hóa nên là, đúng vậy, chắc ông nghĩ ông có nhiều thứ phải cứu vãn trong hai tháng còn lại ở Ai Cập. Mẹ tôi thì đã quá rành và không đừng được than vãn với bà tôi. “Cứu vãn, cứu vãn con mắt tôi ấy! Tôi biết rõ vì sao và vì ai mà anh ở lại mà,” mẹ nói, “ai cũng biết cô ta là ai và sống ở đâu đấy.” Đây không phải lần đầu mẹ tôi nặng nhẹ về sự không chung thủy của cha tôi, việc mà đến bà tôi cũng chỉ biết thở dài ngao ngán. “Nhà này như bị nguyền vậy,” bà tôi đã nói như thế và bồi thêm rằng chồng bà, năm người anh em trai của bà và thảy những người đàn ông bà biết, kể cả cha mình, đều mang cái thói ấy. Mẹ tôi chẳng lấy gì làm an ủi trong những lời đó. Bà không cần đọc lá trà cũng biết điều gì ở Âu châu đang chờ đón mẹ con tôi: “Mẹ con mình sẽ như những kẻ ăn mày trong một thành phố xa lạ, trong khi anh ta thì sống sung sướng ở Ai Cập.”
Chúng tôi đã được cảnh báo trước về cuộc sống kinh hoàng trong trại tị nạn một khi đặt chân tới Napoli. Chúng tôi cũng được những người từng sống trong trại dặn đi dặn lại là sẽ phải tự rửa chén bát của mình trước khi trả lại căn tin, cho gì ăn nấy không được càm ràm và dùng nhà xí theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Elsa, người luôn tính đến viễn cảnh tệ nhất để được cảm giác bất ngờ dễ chịu khi dự liệu không xảy ra, bảo ở đó có chấy và trứng chấy nữa. Ai mà chẳng bị chấy một hai lần trong đời? Cả bà và chị bà đã sống qua hai lần thế chiến, chứng kiến những cuộc thảm sát người Armenia, chịu đựng các cuộc di dời cưỡng bức, nguy hiểm nhất là cuộc đào thoát khỏi Lourdes trên đường tới Marseille thời chiến trong hoàn cảnh ô uế đến nỗi nước còn quý hơn cả bánh mì và xà phòng. Nói đến chấy thì… Ta đã thấy rồi đấy thôi, một cách nói yêu thích nữa mang nghĩa Đừng bắt ta sống lại những chuyện mà ta đã vui vẻ quên đi.
Mẹ tôi chẳng nói gì khi nghe chuyện chấy và trứng chấy dù bà thú thực mình cũng sợ giường và khăn bẩn. Mẹ chẳng biết gì về Ý Đại Lợi lại còn bị điếc, phải có tôi thông dịch lại tất cả những gì người khác nói với mình. Mẹ đã chuẩn bị hai vali da cá mập thật nhét hết những thứ có thể giúp chúng tôi cầm cự trong vòng hai tuần. Người ta nói sẽ có xe buýt đưa chúng tôi tới trại tị nạn nên ba mẹ con phải ôm hành lý trên đùi trong lúc đi xe. Chúng tôi được kể cho nghe nhiều chuyện về Napoli. Chúng tôi không được rời mắt khỏi túi xách của mình.
Ông Claude quả thực đang chờ mẹ con tôi khi chúng tôi bước xuống ván cầu. Ông đã đánh xe từ Roma lên đường cao tốc từ hồi sớm bửng để bắt kịp giờ mẹ con tôi tới. “Cũng không tệ đối với một ông già bảy mươi tuổi nhỉ, mấy đứa không thấy vậy sao?” Ông kêu lên. Chất giọng Pháp của ông giống hệt người anh trai đã mất, song cái giọng the thé của ông lại khá lạ tai. Mẹ tôi không hiểu một từ nào từ miệng ông thốt ra nhưng vẫn cười duyên dáng. Ông Claude hớn hở cho đó là vẻ e thẹn cúi mình của một người phụ nữ trước sự nam tính nơi ông.
Ông Claude cười thầm, giải thích cho chúng tôi biết mình sẽ đi qua các thủ tục thông hành nhưng không đến nỗi man rợ như ở Ai Cập. Mẹ bảo tôi chuyển lời là bà thích thời tiết ở Ý Đại Lợi - lời khen như một nỗ lực nói ra được điều gì đó ấm áp và tỏ lòng biết ơn. Mẹ đã lớn lên cạnh biển nên không khí biển của Napoli như đưa bà trở lại tuổi thơ ở Ai Cập và bà thích điều đó.
Ông Claude nghe tôi chuyển lời liền đáp rằng Ai Cập có còn tồn tại trong cuộc đời chúng tôi nữa đâu. “Không khí biển ở đây là của Ý Đại Lợi. Làm ơn đừng hoài niệm nữa. Nếu có điều chi hối tiếc thì là đáng ra mấy đứa nên rời khỏi Ai Cập từ mấy năm trước kìa.”
Có người từ cổng hải quan cầm bảng kê khai đi tới chỗ chúng tôi và hỏi chúng tôi có phải hành khách trên khoang hạng ba số 6 không. Chúng tôi đáp phải. Người này thông báo nhân viên hải quan đã đếm số vali: tổng cộng ba mươi mốt cái. Tôi giải thích lại cho mẹ điều anh vừa nói và, “Cộng thêm hai cái này nữa.” Tôi cầm một cái còn em trai tôi cầm một cái.
Ông Claude vỗ đùi khi nghe thấy số vali, thoắt cái mặt ông đã đỏ rần và tuôn ra một tràng giận dữ. “Mấy đứa tính để số vali này ở đâu chứ? Trong xe của ta hả?” Anh nhân viên vừa đưa cho ông cây bút chì cùn gầy nhẳng để ký vào bảng kê khai vội vã trấn an ông, bảo rằng các vali sẽ được đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ mà ông cung cấp trong vòng ba đến bốn tuần. “Cậu vừa nói ba mươi mốt sao?” Ông Claude cao giọng hỏi. “Xin đừng nóng, Dottore,” anh nhân viên nói, “ý tôi chỉ có ba tới bốn tuần thôi.” “Ba mươi mốt!” Tôi nghĩ ông Claude sắp đánh anh ta tới nơi. Anh nhân viên lặp lại với tông giọng mắc lỗi, “Ba tới bốn tuần, thưa Dottore.” Ông Claude lại hét lên, lần này thậm chí còn to hơn. Không thể nhầm được: không phải ông đang hét vào anh nhân viên hải quan mà là đang hét vào mẹ tôi, người chẳng hiểu ông đang la ó điều gì trong khi tôi thì sửng sốt đứng như trời trồng. Ông Claude như dồn hết sức bình sinh hỏi chúng tôi nghĩ gì mà lại đem ba mươi mốt vali tới Ý. Trong đó chứa gì chứ? Một cây dương cầm khổng lồ à? Hay một chiếc ô tô? Hay một cỗ xe tăng? Hay là gì? Mẹ tôi chừng như hiểu ra được nguyên do cơn thịnh nộ của ông. “Quần áo. Cùng một ít đồ bạc chăng?” “Đồ bạc?! Cháu có điên không đấy? Cháu có thể bị bỏ tù ở Ai Cập vì tội buôn lậu đấy.” Mẹ giải thích rằng hải quan Ai Cập đã nhận hối lộ để cho chúng tôi qua. “Hối lộ? Cháu nghĩ hối lộ rồi sẽ không bị chúng bỏ tù sao? Mới mươi ngày trước chúng còn là phường côn đồ buôn gánh bán bưng, vậy mà cháu… chồng cháu hoặc người chị ngu ngốc của ta… lại định hối lộ cho chúng?” Và rồi đến đòn kết liễu. “Sao tôi lại dây vào đám ngốc này vậy trời ơi là trời,” ông thốt lên bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ý, “Oray Kapa. Basta!” Nói rồi ông quẳng xuống đất cây bút chì mà anh nhân viên hải quan vừa đưa cho mình. Chừng như chưa thỏa, ông nghiến gót giày lên cây bút đến mấy bận.
Tôi ước gì mẹ tôi hét lại cho ông biết một người đàn bà điếc có thể bùng nổ ra sao một khi bị đẩy đến giới hạn. Tôi chưa gặp ai có thể địch lại tiếng thét của mẹ tôi cả.
Nhưng nếu mẹ tôi hét lại thì ông sẽ bỏ mẹ con tôi ở đó và không bao giờ nói chuyện với chúng tôi nữa. Mẹ biết điều đó, chúng tôi cũng biết, thế nên cả tôi và em trai đều không cố phiên dịch lại lời ông nữa.
-
Anh nhân viên gọi ông Claude tới văn phòng ký đơn ủy quyền. Vậy mà thay vào đó, ông dúi cây viết Bic cho mẹ tôi tự ký. Hai người đi tới văn phòng, để lại tôi và em trai đứng canh hàng hành lý xếp dài hết nửa nhà chứa máy bay bẩn thỉu chất đầy những đồ lặt vặt, cũ kỹ. Mỗi vali giờ đây trông còn nhỏ hơn lúc ở trong căn phòng khách lớn trang trọng từng có thời là salon tiếp khách của bà cố tôi.
Trong cái nhà chứa máy bay chật cứng ở Napoli đó, tôi cứ nhìn chăm chăm đống vali và chợt nghĩ có cái mừng khi gặp lại mình, có cái lại quay đi và phớt lờ tôi, có lẽ vì sau khoảng thời gian dài ngụ trong phòng khách cũ, giờ đây chúng thấy buồn lòng vì sắp bị bỏ mặc cho mấy tay khuân vác nói thứ tiếng mà chúng không hề thân thuộc: tiếng Napoli - ngôn ngữ mà đến chính tôi cũng phải mất nhiều năm mới hiểu và yêu được. Tôi nhìn mớ vali như thể nài nỉ chúng hãy nhận ra tôi, song những khối hộp da phồng ấy lại quyết không thèm ư hử.
Tôi nhớ lần đầu chúng được đem vào nhà như một đàn con há hốc nằm la liệt trong căn phòng khách rộng lớn. Chúng được làm từ da công nghiệp dày cui, thắt bằng hai đai dày cặp qua hai miếng da rộng khâu thẳng vào vali cho cố định. Quy định của hải quan Ai Cập cấm khóa bất kỳ thứ gì vì các nhân viên hải quan muốn xét đồ trong từng vali. Vậy mà ở cửa hải qua không ai yêu cầu chúng tôi mở vali cả bởi đã hài lòng với viễn cảnh nhận khoản hối lộ khi cha tôi và tiếp đến là bà Elsa rời đi.
Ai nấy đều thương cảm cho bà Elsa. Mắt bà càng lúc càng yếu nhưng bà không gọi gia nhân xếp đồ hộ, cũng chẳng sẵn lòng nhờ vả mấy người bạn Hy Lạp và Ý còn ở lại Alexandria. Bà không muốn ai chõ mũi vào chuyện của mình. Je suis indépendante, bà từng nói thế mỗi khi được hỏi về tính tiết kiệm bẩm sinh và cuộc đời góa bụa của mình. Bà không muốn cưới ai khác ngoài Victor biếng nhác, người đã va vào cuộc đời bà, cưới bà rồi chết đi vì, như bà nội tôi từng nói với vẻ chế giễu, ông ta thích chết hơn. Chồng của bà nội tôi cũng thích chết sớm. Thật vậy, thảy những người cưới nhà Cohène đều tìm thấy trong cái chết lối thoát hoàn hảo khỏi cuộc hôn nhân mà trong đó, khái niệm tình yêu chỉ gói gọn trong vài buổi tối tượng trưng thuở ban đầu, không hơn.
Khi mẹ hỏi bà Elsa cần bao nhiêu vali thì bà trả lời là năm. Mẹ tôi không tin nhưng vẫn làm theo. Mẹ mua vali từ một thương nhân ở Place Mohamed Ali, đặt tổng cộng ba mươi cái. Mười cái cho anh em tôi, mười cái cho cha, năm cái cho bà nội và năm cái còn lại cho bà Elsa. Chúng tôi đâu hay chỉ trong vài tuần số vali đã gấp đôi lên, đến nỗi người chủ tiệm phải thú thực là ông không còn cái nào để bán, nhưng hiện đang có vài mẫu vali da cá mập mềm mại hơn và dễ dàng cất dưới gầm giường. Mẹ tôi đã năn nỉ ông mua thêm những cái lớn hơn vì ngày chúng tôi bị trục xuất khỏi Ai Cập đang đến gần. Thế là ông ta hứa. Rốt cuộc, cũng chính người này đã mua lại tất cả đồ đạc của chúng tôi với mức giá bèo bọt, cả trong căn nhà phố lẫn căn nhà biển. Không thảo luận, không mặc cả, mẹ tôi vừa đồng ý mức giá ông ta đưa ra là ông ta đút tay vào túi áo móc ra ngay chiếc ví da lớn, vội vã đếm đủ tiền đặt vào tay mẹ. Chỉ trong vài ngày, đồ đạc của chúng tôi và gần như mọi thứ chính quyền chưa kịp tịch thu đã bị lấy đi. Tôi không chứng kiến cảnh đồ đạc bị dọn đi nhưng khi bước vào căn hộ cũ của gia đình, tôi giật mình nhìn những căn phòng trống trơn, chẳng còn tấm thảm nào trên sàn, chỉ còn những mảng trắng trên tường vàng sau khi tranh treo bị tháo xuống. Đồ đạc trong phòng ăn cũng biến mất, nhà bếp trống trơn như mới xây. Tôi những mong nhìn thấy người đầu bếp Abdou của chúng tôi nhưng cửa phục vụ đã khóa kín, lớp bụi đóng dày sau chỗ từng kê tủ lạnh và lò nướng trước đây nhìn như anh em họ hàng thân thiết bị buộc phải chia lìa. Mẹ bảo bà muốn tôi nhìn thấy cảnh này. Tại sao vậy? Tôi hỏi lại. “Comme ça,” thì vậy đó. Lối giải thích này đeo bám tôi suốt cuộc đời. Chỉ có hai từ mà nói lên hết mọi nỗi lòng của mẹ tôi.
Mẹ chỉ tiếc một điều là lẽ ra bà không nên đồng ý cái giá ông ta đưa ra. Lý ra mẹ nên đòi thêm. Mẹ đã thấy ông ta có nhiều tiền. Hẳn ông ta sẽ trả thêm. Vậy mà lại để ông ta dắt mũi. Mẹ tôi, một người mặc cả có tiếng lại chấp nhận ngay giá ông ta đưa ra, thậm chí còn cảm ơn ông ta nữa chứ. Khi đã mất hết mọi thứ và chẳng còn thời gian, bạn trở nên dễ chịu thế đấy.
Cũng phải khi người mua đồ của chúng tôi cũng là người bán vali cho chúng tôi. Nghề của ông ta là cướp của người nước ngoài rồi tiễn họ đi với những chiếc vali bán trong cửa hiệu của ông ta mà. Số tiền bỏ ra mua đồ được lấy lại bằng việc bán vali. Tình thế bị trục xuất cấp bách của người nước ngoài và người Do Thái là cú dứt điểm chốt lại thương vụ, khiến mọi người không thể từ bỏ việc mua bán hoặc quay ngược thời gian.
Hèn gì mớ vali lại tránh ánh mắt của tôi mỗi lần tôi cố tìm kiếm sự chú ý nơi chúng. Chúng ủ rũ đứng đó như thể tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng tạo gánh nặng cho chúng. “Sao các người lại đem chúng tôi tới đây?”, chúng chừng như hỏi, “rồi chuyện gì sẽ xảy đến với chúng tôi đây?” Chúng hỏi tôi những câu mà chính tôi đã đặt cho bản thân mình. Mình đang làm gì ở đây vậy? Chuyện gì sẽ xảy đến với mình đây? Chúng tôi cũng giống như đống hành lý ấy, bơ vơ không nhà. Lần đầu tiên tôi nhận ra điều này lại là khi nhìn chăm chăm vào thân hình buộc da của chúng lóng ngóng xếp hàng trong nhà chứa máy bay, phốp pháp, cục mịch và sợ hãi như những con bò sầu thảm đang chờ tới lượt, nghi hoặc mọi điều; rồi tôi đưa mắt xuống con mèo hoang đã nhìn thấy quá nhiều vali nên chẳng buồn bố thí cho một ánh nhìn thương cảm.
-
Sau khi ký giấy tờ xong, mẹ cùng ông Claude rời văn phòng, bảo rằng chúng tôi phải tới trại tị nạn để ký thêm giấy tờ khẳng định mình đã có nơi cư trú ở Roma và không cần ở lại Napoli.
Ba mẹ con tôi bước lên xe ông Claude. Không phải nhà táng di động mà là một chiếc Alfa Romeo đời cũ, không hẳn phô trương nhưng rõ là cao cấp. Từ ông Claude toát lên vẻ thư thái, thậm chí là dư giả, mùi nước hoa của ông khá dễ chịu. Có thể nói ông đã từng tằn tiện, nhưng lúc này đây không còn là kẻ keo kiệt như mọi người khẳng định nữa. Ông đã trở thành quý tộc, lối cư xử của ông chừng như khẳng định điều đó.
Chúng tôi theo chiếc xe buýt tị nạn qua vô số phố và đường hẹp, đi thẳng lên đồi, đi mãi chừng hai chục phút nữa thì tới trại. Cảnh tượng trước mắt hẳn đã làm mẹ tôi kinh hãi, vừa ra khỏi xe bà đã khóc. Mẹ cố giấu đi dòng lệ nhưng một trại dân đã bước tới chỗ bà và nói bằng tiếng ý, “Đừng buồn, signora ơi, ở đây chúng ta không phải người Do Thái.” Hẳn ông muốn nói tới bọn cướp, tội phạm và sát thủ.
Tôi không biết phiên dịch thế nào cho mẹ tôi hiểu, song vẻ hảo ý trên mặt người đàn ông tự toát lên sự đồng cảm, lòng thương và có lẽ là cả sự thương hại. Mẹ tôi nghiêng người gật đầu nhiều lần để cảm ơn ông. Ông Claude, người đã sống qua Thế Chiến II và mang cái họ chỉ có thể là người Do Thái, không phản ứng gì. Hoặc là ông không nghe thấy người gác cổng nói gì, hoặc là ông vờ như không nghe thấy. Chúng tôi là những người đầu tiên xếp hàng trước bàn khai thông tin. Ông Claude nói trổng, “Sau chúng tôi còn nhiều người lắm nên làm ơn nhanh giùm. Tôi bảo lãnh cho ba người này và đã cho họ chỗ ngụ ở Roma.” Lời ông nói lịch sự và cung kính nhưng tông giọng lại rất uy quyền, nếu không muốn nói là hống hách, đến nỗi cô gái ngồi ở bàn nhận ra có lẽ mình cũng nên gọi ông là Dottore. Hệt như cha tôi đã kể hồi ở Ai Cập, ông Claude rất giỏi sắm vai dẫu chẳng vai nào sắm trọn. Cô gái trẻ liên tục nói chuyện với ông ở ngôi thứ ba. Dottore có thế này không, dottore có thế kia không?
Trong trại, tôi để ý thấy một người đàn bà nghèo khổ đang tắm rửa cho đứa con trần truồng của bà dưới vòi nước cổ dài trong vườn. Bà đội mũ trùm đầu, mặc váy rách bươm. Bà nhìn tôi, nở một nụ cười ngượng ngùng, tự ti vì xấu hổ khi đó là cách duy nhất tắm cho con bà.
Tôi nhận ra vài hành khách đi cùng chuyến tàu với chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với họ và cũng không hề hay biết họ sẽ thành dân tị nạn trong trại. Đứng lẫn trong số đó là một người đàn bà mà tôi đã né không nói chuyện cùng. Lúc này bà đang tiến về phía tôi và tôi không có chỗ nào để trốn. Madame Marie làm vú em cho chúng tôi được chừng hai năm trước khi bị thay thế bởi một Madame Marie khác. Bà là người Ý-Malta đang chờ tàu tới Malta với hy vọng sẽ được thuê làm thông dịch viên ở đó. Cũng như nhiều người sinh ra và lớn lên ở Alexandria, bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp và tiếng Ý. Bà cũng từng là thợ làm đẹp ở Alexandria. Trong số khách của bà có cả bà nội tôi, cho nên bà mới được thuê đến nhà tôi làm việc. Bà mong sao sẽ được làm thợ làm đẹp riêng cho một nhà nào đó ở Malta để kiếm sống, cộng thêm vào thu nhập của nghề thông dịch. Tôi chẳng ưa gì bà và luôn cho bà là nguồn cơn nói xấu gây xào xáo trong gia đình tôi, khiến đầu bếp xích mích với gia nhân và đỉnh điểm sự gây gổ giữa cha mẹ tôi. Tôi mừng khi cuối cùng mẹ tôi cũng cho bà hai tháng lương và bảo bà đừng bao giờ đặt chân vào nhà chúng tôi nữa. Không như cha tôi sẽ đuổi khéo bà đi trong âm thầm, mẹ tôi tiễn bà ra cửa ngay trước mặt anh em tôi.
Chúng tôi lễ phép chào bà và bà thân mật chào lại. Trong lúc chúng tôi đợi mẹ và ông Claude đi ký giấy ủy quyền, bà bước tới chỗ tôi và vẫn hệt như ngày xưa mỗi lần chúng tôi đi học về, bà móc trong túi váy ra cho chúng tôi mỗi đứa một viên kẹo bọc trong giấy kính có ghi tên người làm kẹo bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập: Nadler.
Em trai tôi không biết cảm ơn Madame Marie thế nào nên ôm lấy bà, tay vẫn cầm nguyên viên kẹo chưa bóc vỏ trong khi tôi nói cảm ơn bà, bỗng ngượng ngùng không biết phải làm gì tiếp theo đành giả vờ dõi mắt tìm mẹ. Madame Marie rút lui mà không nói lời nào, trở lại với nhóm người bà đã gặp trên tàu. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại bà nữa.
Điều khiến tôi bất ngờ khi nhìn viên kẹo tròn tròn màu vàng vị đu đủ mà tôi rất thích ấy là tôi vẫn đọc được chữ Ả Rập. Tôi cứ tưởng ngay khi đặt chân xuống Ý Đại Lợi thì mọi điều về tôi sẽ bị bôi xóa. Tôi sẽ quên đi mình là ai, mình đã biết những gì ở Ai Cập. Thay vào đó, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng hề thay đổi khi chuyển từ bờ này sang bờ bên kia của Địa Trung Hải. Tôi vẫn là tôi, tôi của mấy ngày trước đây không hề biến mất. Tôi muốn quên đi con người mình, sang trang và trở thành một con người mới. Vậy mà tôi vẫn vậy và tôi chẳng hề thấy vui.
-
Mẹ tôi và ông Claude cuối cùng cũng trở ra. Ông đội lại mũ lên và mỉm cười. “Giờ thì tới Roma thôi.”
Tôi đâu hay một tiếng đồng hồ kinh khủng nhất đời mình sắp sửa bắt đầu.
Chuyện lặng lẽ xảy đến khi ông Claude cố rời Napoli và rẽ lên hướng bắc vào Autostrada del Sole, xa lộ khá mới nối giữa Napoli và Roma. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao tìm được lối vào xa lộ.
Đầu tiên ông Claude dừng xe lại, nhìn người điều khiển giao thông, thò đầu ra cửa xe, la lên với giọng the thé, “Scusi, vigile,” và bắt đầu hỏi đường ra xa lộ. Người vigile cao lớn, lịch thiệp mặc đồ trắng, đội mũ chóp nhọn cũng trắng duyên dáng xoay người lại như một vũ công ba lê, lịch sử cúi đầu xuống cửa tài và giải thích ngắn gọn đường đi. Ông Claude cảm ơn anh rồi lái tiếp. Đến ngã tư trên đồi ông lại thấy không đúng và quyết hỏi một anh cảnh sát giao thông khác, “Scusi, vigile…,” rồi lại lạc tiếp, chẳng thấy lối nào quen thuộc. Ông đập cả hai gan bàn tay lên vô lăng và bắt đầu chửi, đầu tiên là chiếc xe rồi tới Napoli mà ông gọi là cái hố bẩn thỉu chứa đầy trẻ ranh và tội phạm, đoạn trút giận lên ba mẹ con tôi. Ông bảo tôi là thằng đần chỉ biết tiếng Ý ngang trình độ một đứa lớp bốn, em trai tôi là con cóc ngu ngốc điếc hệt mẹ nó, cuối cùng là mẹ tôi, người đáng ra phải cố phụ ông tìm đường thì lại không hiểu mô tê gì vì hai đấng sinh thành mù chữ của bà đã gửi bà cho đám lang băm quái quỷ khiến bà bị kết án câm điếc trong suốt cuộc đời đáng thương và vô nghĩa của mình. Mẹ tôi không biết ông đang nói gì nhưng có thể đoán được ông đang tức giận thông qua màu da đỏ bừng và cằm dưới bạnh ra của ông. Ngã tư kế tiếp, “Scusi, vigile…”, giọng nói the thé, sự tôn kính giả tạo và sôi máu vì lạc đường. Anh em tôi sắp cười phá lên, ông nghe em tôi thì thầm gì đó với tôi thì quay lại lớn tiếng với ánh nhìn độc địa, “Hai đứa mày ăn kẹo và ngậm miệng lại đi.” Từ hàng ghế sau bỗng chốc chẳng thấy có gì mắc cười nữa. Vậy mà tới tận hôm nay, hai từ “Scusi, vigile” vẫn khiến chúng tôi vừa mắc cười vừa kinh hãi.
Đến đoạn nào đó, một trong các vigili chỉ chúng tôi sinistra, nghĩa là rẽ trái, vậy mà ông Claude lại rẽ phải. Tôi tài lanh nhắc ông rằng anh cảnh sát chỉ mình rẽ trái không phải rẽ phải, thế là mở ra một tràng chửi rủa. “Câm cái miệng ngu của mày lại đi, khôn hồn thì nín trong xe tao. Mày thì hiểu được gì chứ, chỉ đường của một thằng vigile lại càng không.” Vừa thở hổn hển ông vừa lầm bầm, “Cái đám thất bại, đần độn, cả ba đứa, cả mẹ lẫn con, rồi thằng ngu đó nữa chứ…” - là tôi.
Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi, cả trước và sau đó, từng bị ngược đãi đến thế. Vấn đề là khi không được giải quyết triệt để thì sự bạo hành ấy sẽ để lại vết hằn khôn nguôi, khiến bạn tin rằng mình đáng bị như thế. Suốt một thời gian dài tôi đã tin những điều ông Claude nói với tôi ngày hôm đó là đúng. Nếu kháng cự lại, tôi sẽ luôn có cảm giác bị ông nhìn thấu và tìm ra mọi khiếm khuyết, mọi thất bại bất kể thực hư hay chưa xảy đến, không cách nào che đậy. Tôi là một đứa lắm lời, không biết phân biệt phải trái, một thằng đần và trên cả là một tên thất bại - điều mà tôi đã rất sợ từ khi đặt bút viết bài thơ đầu đời ở tuổi lên mười. Tôi viết về một nô lệ bỏ trốn biết rõ mình đã cùng đường, sớm muộn cũng sẽ bị bắt bởi gia đình chủ người Hy Lạp chắc chắn sẽ truy lùng. Đối diện Địa Trung Hải, y không biết nên rẽ phải hay rẽ trái. Y nhìn ra biển, nghĩ tới vợ con mình và muốn đầu thú, nhưng có gì đó cản y lại. Y đói, y cần cái ăn, dẫu biết sẽ chịu kết cục bi thảm nhưng chẳng thể quay đầu. Họ sẽ tìm ra y và giết y cho hả dạ. Bởi vậy cho nên y cứ trốn chạy mãi, không biết có gì phía trước đang đợi mình.
Tôi đã được chào mừng đến Ý Đại Lợi như thế đó.
[...]
7 notes
·
View notes
Text
What comes after love - Episode 6 8. Khoảnh khắc là mãi mãi. Mãi mãi cũng chỉ là khoảnh khắc! Tôi lại nghĩ đến nụ cười của cô ấy. Tôi chỉ nhớ đến những mùa đẹp đẽ và những khoảnh khắc tươi đẹp. Tôi không thể quên được khuôn mặt tươi cười hiền hòa đó. Không hề thấy một chút dấu vết của sự phản bội, ghét bỏ hay nghi ngờ nào. Hôm đó cũng là một buổi sáng tràn ngập ánh nắng. Hai chúng ta tỉnh dậy sau một giấc ngủ hạnh phúc, nhìn nhau bằng ánh mắt còn ngái ngủ rồi mỉm cười. Như một giấc mơ vậy. Dù bất an luôn hiện hữu song hành với hạnh phúc... Nhưng ngày hôm đó, khi ở bên tôi, cô ấy rõ ràng đã sống trong hạnh phúc. Hai chúng tôi ngày hôm đó đã cố tin rằng hạnh phúc ấy sẽ kéo dài mãi mãi. 9. Anh đã rất muốn để hai bạn ấy ở bên nhau. Beni từng nói như vậy mà, đúng không? Hai bạn ấy nhất định phải luôn ở cạnh nhau. 10. - Beni! Anh không biết phải bắt đầu nói từ chuyện gì nữa. Nếu có chuyện hiểu lầm giữa hai chúng ta, anh muốn trước khi đi nhất định phải ... - Em không hiểu lầm anh Jungo chuyện gì cả. Trước khi anh về nước, em chỉ muốn gọi điện nói lời cảm ơn thôi. Lúc đó, anh đã dành tình cảm cho em. Em muốn cảm ơn vì điều đó. - Anh cũng cảm ơn em! - Thú thật em luôn muốn hỏi anh câu này khi chúng ta gặp lại. Ngày hôm đó, khi em khóc, sao anh lại bỏ mặc em? Sao anh không giữ em lại, không đi tìm em? Sao đến tận bây giờ anh mới sang đây? Nhưng giờ thì chuyện đó không còn quan trọng nữa. Sau khi đọc tiểu thuyết của Jungo, em đã nhận ra một điều. Suy cho cùng, điều quan trọng chính là những khoảnh khắc chúng ta từng yêu và được yêu. - Anh đã rất hối hận vì đã không thể thật lòng thấu hiểu nỗi cô đơn của Beni. Anh thấy mình thật đáng hổ thẹn. Vì thế, anh chỉ có thể viết thành lời văn thôi. - Anh đừng hối hận nữa. Như anh đã viết trong tiểu thuyết, tình yêu, chỉ cần tình yêu tồn tại trên đời, đó đã là một điều đáng chúc phúc rồi. - Cảm ơn em vì đã đọc nó! - Em cũng cảm ơn anh vì đã biến câu chuyện của chúng ta thành tiểu thuyết. 11. - Cháu nghe nói ông cháu đã phản đối hai người rất kịch liệt. Cô có oán trách bố cháu không ạ? - Không. Cô phải cảm ơn ông ấy mới đúng. Vì ông ấy không bảo cô cùng sang Hàn Quốc. Chỉ hướng về một người mà sống ở một đất nước xa lạ và cô đơn. Cô nghĩ cô không làm được điều đó. Tính cách của cả hai cũng khác nhau nhiều. Cô mong hai đứa sẽ thành đôi, hạnh phúc bên nhau! - Cháu cảm ơn cô ạ! Nhưng đôi khi, cháu tự hỏi tình yêu không thành thì có ý nghĩa gì không? Nghĩ đến chuyện đó, cháu thấy sợ! - Có những điều phải mất rất nhiều thời gian, chúng ta mới nhận ra đấy. Cô nghĩ không có tình yêu nào là vô nghĩa cả. Bất kỳ tình yêu nào, tự thân nó đã là một điều đáng chúc phúc rồi. Cô cũng phải mất nhiều thời gian mới nhận ra được điều đó. 12. Em xin lỗi vì chuyện ban nãy. Chúc mừng sinh nhật anh. - Hong - 13. - Anh đã chạy không ngừng kể từ ngày ấy. Từ lúc chia tay với em, anh đã chạy liên tục để đến gần trái tim em hơn. Mỗi khi chạy ở công viên Inokashira, anh đều nghĩ đến em. Mới đầu, anh chạy mỗi ngày vì quá nhớ em, rồi cứ chạy dần dần, anh hiểu ra khi ấy em đã cảm thấy thế nào. Em chạy vì em quá cô đơn. Em chạy vì em đơn độc. Anh đã nghĩ rằng anh biết mọi thứ về em, nhưng thực ra anh lại không biết điều quan trọng nhất. - Em đã không thể chạy một thời gian sau khi chia tay anh. Giống như trong cuốn tiểu thuyết mà anh viết. Sự thật là em cũng rất hối hận vì em đã không hiểu cho anh khi chúng ta ở bên nhau. Em chỉ lo gây sự với anh. Kết cục là em cũng không biết điều gì là quan trọng nhất. Mãi sau này, em mới hiểu ra. Vì em mà anh cũng cô đơn và đau khổ rất nhiều. - Lỗi của anh. Anh đã khiến em thấy cô đơn. Anh xin lỗi! - Lỗi của chúng ta! Em cũng xin lỗi anh! 14. Những bông hoa nở vào mùa xuân là lời đáp của hoa tuyết mùa đông.
8 notes
·
View notes
Note
Em là người đồng tính anh ạ, và em yêu một người song tính, người ấy nói yêu em nhưng dường như trái tim đó không phải chỉ hướng về mình em..
Em không thể cấm cản cảm xúc của người ta nhưng thật em rất đau lòng mỗi khi nghe họ nhắc về tương lai, vì dường như tương lai đó em khó có thể đặt chân vào. Dù em đã từng tỏ vẻ buồn bã khi người ta nhắc đến nhưng không nhận được sự cảm thông nào cả, dần dần tổn thương cũng chỉ đành im lặng.
Anh ạ, với người k đủ kiên định thì liệu có tương lai không anh, em nên làm gì đây anh..
Yêu một người song tính, thật sự rất khổ tâm em ah. Vì chẳng ai biết được ngày mai tỉnh dậy, họ sẽ bước đi hướng nào.
Bỗng một ngày đẹp trời họ nói rằng, họ muốn lấy vợ, hoặc họ muốn lấy chồng sinh con… nó sẽ như nhát dao đâm vào tim em vậy, mà vết thương này sẽ đau rất dai dẳng.
Vết thương trong xương sẽ trở nên nh���c nhối vào mùa mưa và lạnh, nhưng vết thương lòng thì sẽ luôn đau đớn mỗi khi chợt nhớ về.
Anh không thể khuyên em dừng yêu họ ngay được, bởi tình cảm của em, chỉ em có thể muốn nó dừng lại hay tiếp tục. Chỉ mong họ không làm tổn thương em, và dù có, thì em cũng vẫn có thể đứng vững, mặc cho khi đó họ có mang cả thế giới của em đi.
Anh không thể nhìn thấy tương lai của ai cả. Chỉ là, nếu là anh, anh sẽ chọn rời xa, khi người đó không đủ kiên định, và không còn cùng thế giới với mình.
28 notes
·
View notes
Text
Tuổi trẻ lạc lối - Gặp nhưng không ở lại.
Chúng tôi gặp nhau ở khu ở chuột cạnh bên chợ Yao Hon, Macao. Anh đề nghị tôi “ra giá”, tôi lại nghĩ anh chính là cảnh sát trong bộ thường phục đến con phố này giả vờ tìm cớ vồ lấy cổ những cô gái điếm như tôi gông về đồn. “Em không ngại nếu chúng ta trò chuyện qua Wechat chứ”, anh nói, “tôi đoán em chưa đủ tuổi để làm công việc này, tôi mong là tôi đã sai vì tôi không muốn điều đó xảy ra với em”. Đó hẳn phải là một tối Chủ nhật hoặc một ngày lễ. Không có người đi lại, mọi quán cà phê đều đóng cửa, không có nhiều cô gái nán lại trên đường để gọi chào những gã đàn ông. Dẫu có thế nào, trong trí nhớ tôi, đêm hôm ấy chúng tôi đã ở trong một thành phố hoang vắng. Tôi dẫn anh lên căn phòng nhỏ ọp ẹp trên tầng hai, làm tình và nhận tiền.
Và đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ không vì mục đích “mua bán tình dục” giữa chúng tôi và khoảng thời gian ngắn ngủi sống cùng nhau sau đó, giờ đây khi tôi nghĩ lại, như thể đó là cuộc gặp của hai con người không có nổi một chỗ neo đậu trong đời. Qua những câu chuyện anh cố gắng giải bày cùng tôi bằng 3 thứ ngôn ngữ chỉ để chắc chắn rằng tôi hiểu mạch chuyện của anh kể, tôi tin cả hai chúng tôi đều cô độc trong thế giới này.
Chúng tôi có những tối chỉ dành thời gian để ở cạnh nhau. Cùng ăn uống, xem phim, và trò chuyện đến sáng, kế hoạch riêng của anh cũng nhiều lần vì tôi mà hủy bỏ. Tôi lúc nào cũng vịn cớ nói: “Một chút nữa thôi, cho em nằm một chút nữa thôi rồi em dậy” rồi cuộn vào lòng anh ngủ vùi trong đó, hay "năm phút nữa thôi, cho em nhìn anh thêm năm phút nữa thôi rồi hẳn tắt máy" để dần làm quen với chuyện sắp tới đây sẽ không dễ dàng gì gặp được anh thường xuyên nữa. Đúng vậy. Tôi đã quyết định từ rất lâu, tôi phải về nhà, tôi phải để anh ở lại Macao một mình và mặc kệ cho duyên số liệu có đưa bước tôi và anh đến với nhau được nữa hay không. Anh hiểu điều đó vì anh không còn cách nào khác để giữ tôi ở lại, anh ủng hộ tôi rời bỏ cái thành phố độc hại mà ba mẹ anh đã chọn là nơi để anh phải lớn lên (và gặp gỡ tôi), để trở về với nơi mà tôi vốn thuộc về. Anh sẽ tìm tôi, anh hy vọng vậy.
Đêm tháng Mười, ngoài sân đêm khuya sương xuống, gió mùa thu nhè nhẹ thổi từng cơn. Đó là khoảng yên lặng riêng của hai đứa. Tôi luôn tự hỏi cảm giác bình yên này sẽ kéo dài được bao lâu. Mỗi khi tôi hạnh phúc, lúc nào trong tôi cũng tồn tại song song một cảm giác bất an và lo sợ. Cứ muốn giữ hạnh phúc chặt trong tay. Sợ rằng mọi thứ sẽ vụt trôi đi mất.
Tôi không dám nói với anh điều ấy. Anh thường bảo rằng, chúng ta cứ chầm chậm thôi, đi từng bước một và để cho mọi chuyện được diễn ra theo lẽ tự nhiên nhất có thể, sao em cứ lo nghĩ mãi thế? Thì vậy! Ngày mai, chẳng ai biết được. Tôi chỉ biết hôm nay thôi, tôi chỉ cần biết đúng giây phút này. Bên anh được đến đâu, biết được đến đó. Còn một ngày, tôi sẽ yêu anh một ngày.
Quả thật tôi làm sao mà biết rằng tính từ lúc đó thì chỉ còn vỏn vẹn một tháng duy nhất tôi còn được ở cạnh anh. Tôi đâu biết được ngày 6 tháng 11 năm 2021, tôi buộc mình phải chọn rời xa anh, có lẽ là vĩnh viễn.
Nhưng cả hai chúng tôi đều không phải người ưa biểu lộ, nhất là khi khoảng cách quá lớn, ngôn ngữ là thứ rào cản lớn nhất và khiến cho chúng tôi tự nhốt lòng mình lại phía sau chiếc màn hình điện thoại. Có lẽ anh có cái thái độ bề ngoài rất thờ ơ đối với tôi, kể từ khi tôi đi, ấy là bởi anh không hề có chút ảo tưởng nào về tôi. Tôi đoán chắc anh tự nhủ rằng chẳng có gì nhiều để hy vọng vì tôi giống anh quá. Và rồi anh nhận ra chẳng còn cái tương lai nào ở đây cho chúng tôi cả…
.
Hôm nay là những ngày cuối cùng của 2024, Bino sắp có vợ rồi, chị ấy người Indo. Bino vẫn nhắn tin tâm sự lúc Bino cảm thấy chênh vênh, và tất nhiên giống với những gì tôi dự đoán 3 năm trước, chúng tôi tan vỡ thật rồi.
2 notes
·
View notes
Text
[HẠN] NGUYỆT THỰC SONG NGƯ: KẾT THÚC ĐỂ BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH MỚI
🌕 Vào ngày 18/9/2024, chúng ta sẽ chứng kiến Nguyệt Thực ở 25° Song Ngư, đồng thời là Siêu Trăng tỏa rạng bầu trời. Nguyệt Thực sẽ mang đến những kết thúc mang tính định mệnh và bước ngoặt, hoàn tất một chu kỳ trong đời bạn, đưa bạn đến đúng nơi bạn cần phải đến.
Dưới ảnh hưởng của Nguyệt Thực bán phần lần này, những thay đổi sẽ có tính chất nhẹ nhàng hơn so với Nguyệt thực toàn phần, nhưng vẫn đủ quan trọng để mang đến sự chuyển hóa sâu sắc. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái, nhưng bây giờ chính là thời điểm để buông bỏ. Đây không chỉ là kết thúc, mà còn là khởi đầu cho một hành trình mới cho sự phát triển của linh hồn bạn.
Song Ngư nhắc nhở vũ trụ luôn có kế hoạch cho mỗi người trong chúng ta. Dù con đường có lắm chông gai, thì sự buông bỏ và chấp nhận sẽ là chìa khóa dẫn dắt bạn đến sự chữa lành và hoàn thiện bản thân.
🌕 Nguyệt thực Song Ngư lần này sẽ là khởi đầu cho kì Nguyệt - Nhật thực trên trục Song Ngư - Xử Nữ kéo dài đến năm 2027. Qua chuỗi biến đổi lớn này, bạn sẽ có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực sức khỏe (thể chất/tinh thần), phụng sự và cống hiến.
Lần gần nhất chúng ta trải nghiệm kỳ Nguyệt - Nhật thực trên trục Xử Nữ – Song Ngư là vào khoảng tháng 11/2015 đến tháng 5/2017. Bạn hãy chiêm nghiệm lại khoảng thời gian đó để xem những chủ đề nào đã xuất hiện, chúng có thể sắp tiếp diễn với mức phát triển cao hơn.
🌕 Nguyệt thực trùng tụ sao Hải Vương sẽ khiến bạn cảm nhận rõ ràng sức mạnh của trực giác, dẫn dắt bạn đi sâu hơn vào tiềm thức và thấu hiểu những bí ẩn của tâm hồn mình. Tuy nhiên, sao Hải Vương cũng có thể tạo ra sự nhầm lẫn hoặc lạc hướng, khi ranh giới giữa thực tế và ảo tưởng bị mờ nhạt. Đây là thời điểm bạn cần lắng nghe chính mình và phân biệt rõ ràng giữa những giấc mơ chân thật và những ảo ảnh.
Góc vuông giữa Nguyệt thực và sao Thiên Vương có thể mang đến những sự kiện bất ngờ và đột ngột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bối rối bất an, nhưng đồng thời hứa hẹn mở ra những đột phá sáng tạo. Bạn được khuyến khích chấp nhận sự thay đổi và tìm ra những con đường mới, đặc biệt khi hành trình cũ đang khép lại.
🌕 Để hòa mình vào năng lượng của Nguyệt Thực Song Ngư 18/9, bạn có thể thực hiện một số NGHI LỄ sau từ ngày 16/9 - 20/9 nhé:
✔️ Thiền định, cầu nguyện: Dành thời gian để kết nối với tâm hồn mình, lắng nghe những điều trực giác mách bảo.
✔️ Viết nhật ký: Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và những gì bạn muốn giải phóng khỏi cuộc sống của mình. Một số câu khẳng định mà bạn có thể viết ra trong thời gian này: "Tôi biết rằng những thay đổi dưới ánh sáng Nguyệt thực Song Ngư sẽ mở ra chương mới trong cuộc sống. Tôi chấp nhận rằng mọi điều xảy ra đều có lý do và mục đích cao cả. Tôi sẽ đón nhận mọi thử thách với lòng biết ơn. Nguyện cho tôi và mọi người đều tìm thấy sự thanh thản và hướng dẫn từ giọng nói bên trong."
✔️ Thả lỏng và buông bỏ: Dưới ánh sáng của Nguyệt Thực, hãy thả đi những gì đã quá cũ kỹ, những nỗi đau, sự giận dữ và hối tiếc. Hãy tạo không gian để những điều mới mẻ có thể bén rễ trong cuộc sống của bạn.
✔️ Hoạt động thiện nguyện: Làm những hành động tử tế, chia sẻ và giúp đỡ người khác.
~#MãNhânNgư~
-----
🍀🍀🍀 Bạn muốn tìm hiểu Chiêm tinh một cách tiện lợi, hệ thống và nhân văn? Đừng bỏ lỡ lớp Chiêm tinh online cuối cùng của năm 2024 khai giảng vào 23/9 sắp tới nhé!
Đăng ký ngay: https://tinyurl.com/25wjsz33
-----
#Astrology #Chiemtinh #hocchiemtinh #huyenhoc #cunghoangdao
3 notes
·
View notes
Text
VPS GPU Là Gì?
VPS GPU (Virtual Private Server with GPU) là một loại máy chủ ảo hóa được trang bị card đồ họa GPU để tăng hiệu suất xử lý các tác vụ đồ họa hoặc tính toán phức tạp. Không giống như VPS thông thường, VPS GPU cung cấp sức mạnh xử lý của GPU, giúp tăng tốc các ứng dụng liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu (Deep Learning), phân tích dữ liệu, xử lý đồ họa, và thậm chí là các tác vụ render video, game.
Tìm hiểu về VPS GPU: https://thuegpu.vn/vps-gpu-la-gi-cac-dong-card-nvidia-ho-tro-ao-hoa-gpu/
Tại Sao Lại Cần VPS GPU?
Tăng tốc AI và học máy: Các tác vụ như huấn luyện mô hình học sâu đòi hỏi sức mạnh tính toán rất lớn. GPU giúp xử lý hàng triệu phép toán song song, giảm đáng kể thời gian huấn luyện mô hình.
Render đồ họa nhanh chóng: Các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp như dựng phim, mô phỏng 3D và thiết kế kỹ thuật cần hiệu suất xử lý cao mà chỉ GPU mới có thể cung cấp.
Chia sẻ tài nguyên hiệu quả: Với công nghệ ảo hóa GPU, bạn có thể chia sẻ sức mạnh của một card GPU vật lý cho nhiều VPS, tối ưu hóa chi phí sử dụng tài nguyên.
2 notes
·
View notes
Text
Xin giới thiệu...
...đây là...
...3 playlist tạo bởi một trang âm nhạc mà mình thấy rất hay là AcclaimedMusic. Trang có chức năng tổng hợp các danh sách "best music" và sử dụng các thuật toán cần thiết nhằm tạo nên một danh sách tổng các bài nhạc được giới phê bình đánh giá cao, xếp hạng các ca khúc/album dựa trên số điểm đã được tính toán từ các danh sách "best music" nói trên.
Thứ Sáu là ngày nghe nhạc mới, hy vọng mọi người tìm được bài hát hay mới từ các playlist này ❤️
4 notes
·
View notes
Text
Nhu cầu thuê backdrop và dù tròn sự kiện cuối năm 2024 và xu hướng 2025
1. Xu hướng tổ chức sự kiện và nhu cầu thuê khung backdrop 2024
Năm 2024 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành tổ chức sự kiện, đặc biệt là trong những tháng cuối năm khi nhu cầu thuê khung backdrop và các thiết bị khác tăng cao. Các dịp như lễ hội cuối năm, tiệc công ty, tiệc cưới, sự kiện khai trương, hội nghị, hội thảo đều cần đến backdrop để tạo nên không gian đẹp và ấn tượng.
Backdrop không chỉ là nơi để các khách mời chụp hình kỷ niệm, mà còn là công cụ tạo sự chuyên nghiệp, giúp truyền tải thông điệp và phong cách của sự kiện. Các sự kiện ngoài trời hay trong nhà, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều cần đến backdrop phù hợp để tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.
2. Lợi ích của việc thuê khung backdrop cho sự kiện
Tạo điểm nhấn thị giác: Backdrop là yếu tố quan trọng trong bất kỳ sự kiện nào. Nó giúp tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý của khách tham dự và là nơi để mọi người chụp hình, lưu giữ kỷ niệm.
Thể hiện thông điệp của sự kiện: Một backdrop được thiết kế tốt sẽ giúp sự kiện truyền tải thông điệp rõ ràng và chuyên nghiệp. Những chi tiết như logo, màu sắc, hình ảnh trên backdrop giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của công ty.
Linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh: Với dịch vụ cho thuê khung backdrop, bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước và thiết kế theo từng sự kiện. Đơn vị cho thuê sẽ cung cấp nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn theo ý thích và nhu cầu.
Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải đầu tư mua mới hoàn toàn, việc thuê backdrop giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Bạn có thể thay đổi thiết kế cho mỗi sự kiện mà không cần phải lo lắng về chi phí in ấn hay thi công.
3. Tại sao nên chọn dịch vụ cho thuê khung backdrop chuyên nghiệp?
Một dịch vụ cho thuê backdrop uy tín sẽ mang đến cho bạn sự tiện lợi và chất lượng. Đơn vị cung cấp sẽ có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, giúp lắp đặt backdrop một cách nhanh chóng và an toàn, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ. Bạn không cần phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật hoặc sự cố không mong muốn trong quá trình tổ chức.
Các dịch vụ cho thuê backdrop hiện nay thường đi kèm với các lựa chọn đa dạng về chất liệu, từ vải, gỗ, đến khung kim loại chắc chắn, đáp ứng được yêu cầu của các sự kiện khác nhau. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ tháo gỡ và vận chuyển backdrop sau khi sự kiện kết thúc, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
4. Nhu cầu thuê dù tròn cho sự kiện ngoài trời
Song song với backdrop, dù tròn cũng là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các sự kiện ngoài trời. Đặc biệt vào những tháng cuối năm, thời tiết ở nhiều vùng thường không ổn định, có thể có mưa hoặc nắng gắt. Dù tròn sẽ giúp che chắn, tạo không gian thoáng mát và bảo vệ khách mời khỏi thời tiết xấu.
Lợi ích của việc thuê dù tròn cho sự kiện ngoài trời:
Che chắn khỏi thời tiết: Dù tròn giúp bảo vệ không gian tổ chức khỏi mưa nắng, đảm bảo sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ mà không bị gián đoạn bởi các yếu tố thời tiết.
Tạo không gian thẩm mỹ và chuyên nghiệp: Không gian sự kiện sẽ trở nên trang trọng hơn khi có những chiếc dù tròn lớn với màu sắc đồng bộ. Ngoài ra, dù tròn còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian, làm cho sự kiện trở nên sang trọng và đẹp mắt hơn.
Dễ dàng di chuyển và lắp đặt: Các dịch vụ cho thuê dù tròn thường cung cấp nhiều kích thước khác nhau, dễ dàng phù hợp với từng loại sự kiện. Đội ngũ kỹ thuật sẽ hỗ trợ lắp đặt và điều chỉnh vị trí dù sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Tiết kiệm chi phí và không gian lưu trữ: Thay vì phải đầu tư một khoản lớn để mua dù tròn, việc thuê dù sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, bạn không cần phải lo lắng về việc lưu trữ và bảo quản sau khi sự kiện kết thúc.
5. Kết hợp backdrop và dù tròn – tạo nên không gian sự kiện hoàn hảo
Khi kết hợp backdrop với dù tròn, không gian sự kiện sẽ trở nên hài hòa và ấn tượng hơn rất nhiều. Đây là sự kết hợp lý tưởng cho các buổi tiệc cưới ngoài trời, các buổi hội thảo, triển lãm, hoặc các sự kiện doanh nghiệp. Backdrop tạo điểm nhấn, trong khi dù tròn đảm bảo sự tiện nghi và thoải mái cho khách mời.
Khi chọn dịch vụ cho thuê backdrop và dù tròn, hãy lưu ý một số điểm sau:
Chất liệu và màu sắc phù hợp: Hãy chọn backdrop và dù tròn có chất liệu và màu sắc phù hợp với phong cách sự kiện của bạn. Ví dụ, sự kiện sang trọng có thể cần backdrop vải nhung, kết hợp với dù tròn màu trắng hoặc vàng để tăng phần thanh lịch.
Kích thước hợp lý: Kích thước của backdrop và dù tròn cần phù hợp với không gian tổ chức, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Điều này giúp tạo sự cân đối và chuyên nghiệp cho không gian.
Đơn vị cung cấp uy tín: Hãy chọn dịch vụ cho thuê có uy tín, có các gói dịch vụ đa dạng và đảm bảo chất lượng thiết bị. Đơn vị cung cấp uy tín sẽ giúp bạn an tâm và dễ dàng hơn trong việc tổ chức sự kiện.
6. Dự đoán xu hướng thuê backdrop và dù tròn 2025
Nhìn chung, xu hướng thuê backdrop và dù tròn cho sự kiện ngoài trời sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2025. Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng, không gian sự kiện cũng được đầu tư nhiều hơn để mang đến sự ấn tượng và độc đáo. Những loại backdrop và dù tròn sáng tạo với thiết kế lạ mắt, công nghệ in ấn mới sẽ thu hút nhiều sự chú ý, giúp sự kiện thêm phần nổi bật.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa công nghệ với các sản phẩm backdrop và dù tròn cũng là một xu hướng đang nổi lên. Các backdrop LED, backdrop tương tác hoặc các loại dù tròn thông minh sẽ ngày càng phổ biến, mang đến cho sự kiện một không gian hiện đại và sáng tạo.
7. Tìm kiếm dịch vụ cho thuê khung backdrop và dù tròn chất lượng
Với nhu cầu tăng cao, việc tìm kiếm một dịch vụ cho thuê backdrop và dù tròn chất lượng là rất quan trọng. Một đơn vị uy tín sẽ có đầy đủ các lựa chọn về kích thước, kiểu dáng, chất liệu và hỗ trợ lắp đặt chuyên nghiệp. Đồng thời, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn của đơn vị này cũng sẽ giúp bạn chọn được loại backdrop và dù tròn phù hợp nhất với sự kiện của mình.
Khi lựa chọn, đừng quên xem xét đến các đánh giá từ khách hàng trước đó, kiểm tra chất lượng thiết bị cũng như chính sách hỗ trợ của đơn vị cho thuê. Một dịch vụ chuyên nghiệp sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất, giúp sự kiện của bạn trở nên hoàn hảo và đáng nhớ.
Kết luận:
Cho thuê khung backdrop và dù tròn cho sự kiện ngoài trời là một giải pháp tối ưu cho những ai muốn tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí và thời gian. Với những lợi ích nổi bật và xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành sự kiện, dịch vụ cho thuê backdrop và dù tròn sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong những tháng cuối năm 2024 và các năm tới.
#cho thuê dù tròn#cho thuê khung sắt backdrop#sự kiện#cho thuê dù#cho thuê đồ sự kiện#cho thuê thiết bị#business
2 notes
·
View notes
Text
Đầu xuân
Tác phẩm: Đầu xuân Tác giả: Tui phải giảm xuống còn 40 kg Thể loại: đam mỹ, sinh tử, vườn trường, điềm văn, song tính, tự ti thụ, si tình công Độ dài: 63 chương Continue reading Đầu xuân
View On WordPress
0 notes
Text
Lúc đó mình đang nấu bữa tối trong bếp, anh bắt chuyện và nói về chủ đề “tận hưởng quá trình”.
Ngay lúc bắt đầu, trong anh đã toát ra một năng lượng khá mạnh, đó là năng lượng của việc chứng minh và mong muốn thuyết phục người nghe bằng những điều anh nói.
Mình chỉ ở đó đón nhận tất cả, song song là giữ cho chính mình được bình an. Đó là bài thực hành mình học được từ quyển sách giao tiếp bất bạo động, và việc chú tâm vào hơi thở đã giúp mình giữ cho bản thân không nổi nóng hay nói những lời khó nghe.
Sau khi anh nhận ra được cảm xúc mạnh của bản thân và nhìn nhận lại, anh thấy bên dưới là một nỗi sợ tiềm ẩn. Mình vui vì anh nhìn thấy được nỗi sợ của chính anh, bởi đó là bước đầu tiên của việc ý thức về nguồn năng lượng bên trong anh.
Mình khá bất ngờ vì bản thân đã không còn bị kích động bởi năng lượng và lời nói của anh. Có lẽ vì mình đã hiểu tính cách anh một phần, và một phần khác, mình đã thấu hiểu một điều: “anh trò chuyện với mình là để hai đứa hiểu nhau, chứ không phải để làm rối tung mọi thứ như mình từng nghĩ.”
Nhớ lại cuộc trò chuyện đó, mình thấy bản thân đã bớt nhỏ nhen. Đã có thêm một chút kiên nhẫn để lắng nghe xem người kia đang nói gì, và đã có thêm một chút bình an để đón nhận cái phần mà có đôi khi họ chẳng ý thức được về chính họ.
Mình luôn biết sẽ có ngày mình kiên nhẫn và đón nhận được những người thương yêu, nhưng để đi được tới đó, đừng quên “tận hưởng quá trình” trên đường đi nhé!
Bạn có thể tìm mua sách giao tiếp bất bạo động để biết cách “tận hưởng quá trình” của bản thân nha!
22.10.2024 💛
Câu hỏi hôm nay đến từ: somuchcloser
3 notes
·
View notes
Text
Những trích dẫn hay trong sách của Han Kang (Hàn Khang)
Những trích dẫn hay trong sách của Han Kang (Hàn Khang)
“Cảm giác rằng cô chưa bao giờ thực sự sống trên thế giới này khiến cô ngạc nhiên. Đó là sự thật. Cô chưa bao giờ sống. Ngay cả khi còn là một đứa trẻ, theo như cô có thể nhớ, cô chỉ làm một việc duy nhất là chịu đựng. Cô đã tin vào lòng tốt vốn có của mình, vào tính nhân văn của mình, và sống theo đó, không bao giờ gây hại cho bất kỳ ai. Lòng tận tụy của cô đối với việc làm mọi việc theo cách đúng đắn không hề nao núng, mọi thành công của cô đều phụ thuộc vào nó, và cô sẽ tiếp tục như vậy mãi mãi. Cô không hiểu tại sao, nhưng khi đối mặt với những tòa nhà đổ nát và những bãi cỏ mọc um tùm, cô chẳng khác gì một đứa trẻ chưa bao giờ được sống.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Có đúng là con người về cơ bản là tàn nhẫn không? Có phải trải nghiệm về sự tàn nhẫn là điều duy nhất chúng ta chia sẻ như một loài? Có phải phẩm giá mà chúng ta bám víu vào không gì ngoài sự tự lừa dối, che giấu khỏi chính mình sự thật duy nhất: rằng mỗi người chúng ta đều có khả năng bị biến thành một con côn trùng, một con thú dữ, một cục thịt? Bị hạ thấp, bị tàn sát - đây có phải là bản chất của loài người, một điều mà lịch sử đã xác nhận là không thể tránh khỏi không?” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Sau khi anh mất, em không thể tổ chức tang lễ, Và thế là cuộc đời em trở thành một đám tang.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Tại sao, chết lại là điều tồi tệ đến vậy?” ― Han Kang, Người ăn chay
“Cuộc sống thật kỳ lạ, cô nghĩ, một khi cô ngừng cười. Ngay cả sau khi một số điều đã xảy ra với họ, bất kể trải nghiệm đó tồi tệ đến mức nào, mọi người vẫn tiếp tục ăn uống, đi vệ sinh và tắm rửa - nói cách khác là sống. Và đôi khi họ thậm chí còn cười lớn. Và có lẽ họ cũng có những suy nghĩ tương tự, và khi họ làm vậy, điều đó hẳn khiến họ buồn bã nhớ lại tất cả nỗi buồn mà họ đã cố quên trong chốc lát.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Một số ký ức không bao giờ lành lại. Thay vì phai mờ theo thời gian, những ký ức đó trở thành thứ duy nhất còn sót lại khi mọi thứ khác đều bị mài mòn. Thế giới tối dần, như những bóng đèn điện lần lượt tắt. Tôi nhận ra rằng mình không phải là người an toàn.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Thời gian như một con sóng, gần như tàn nhẫn trong sự tàn nhẫn của nó.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Anh muốn nuốt chửng em, để em tan chảy vào anh và chảy qua huyết quản anh.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Cảm giác rằng cô chưa bao giờ thực sự sống trên thế giới này khiến cô ngạc nhiên. Đó là sự thật. Cô chưa bao giờ sống. Ngay cả khi còn là một đứa trẻ, theo như cô có thể nhớ, cô đã không làm gì ngoài việc chịu đựng.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Cô ấy là một người phụ nữ tốt, anh nghĩ. Kiểu phụ nữ mà lòng tốt của họ thật áp bức.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Không một tiếng động, không một tiếng động, một điều gì đó dịu dàng sâu thẳm bên trong tôi đã vỡ tan. Một điều gì đó mà cho đến lúc đó, tôi thậm chí còn không nhận ra là có.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Cô không còn có thể đối phó với tất cả những gì chị gái cô nhắc nhở cô. Cô không thể tha thứ cho cô ấy vì đã một mình vượt qua ranh giới mà chính cô ấy không bao giờ có thể tự mình vượt qua, không thể tha thứ cho sự vô trách nhiệm to lớn đó đã cho phép Yeong-hye thoát khỏi những ràng buộc xã hội và bỏ lại cô ấy, vẫn là một tù nhân. Và trước khi Yeong-hye phá vỡ những song sắt đó, cô ấy thậm chí không bao giờ biết chúng ở đó.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Tôi đang chiến đấu một mình, mỗi ngày. Tôi chiến đấu với địa ngục mà tôi đã sống sót. Tôi chiến đấu với thực tế về nhân tính của chính mình. Tôi chiến đấu với ý tưởng rằng cái chết là cách duy nhất để thoát khỏi thực tế này.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Kính trong suốt, đúng không? Và dễ vỡ. Đó là bản chất cơ bản của kính. Và đó là lý do tại sao những đồ vật làm bằng kính phải được xử lý cẩn thận. Rốt cuộc, nếu chúng bị đập vỡ hoặc nứt hoặc sứt mẻ, thì chúng chẳng có giá trị gì, đúng không, bạn chỉ cần vứt chúng đi. Trước đây, chúng ta từng có một loại kính không thể vỡ. Một sự thật quá cứng rắn và rõ ràng đến mức nó cũng có thể được làm bằng kính. Vì vậy, khi bạn nghĩ về điều đó, chỉ khi chúng ta bị vỡ tan, chúng ta mới chứng minh được rằng chúng ta có linh hồn. Rằng chúng ta thực sự là con người được làm bằng kính.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Hoặc có lẽ chỉ đơn giản là có những thứ đang diễn ra bên trong cô, những thứ khủng khiếp, mà không ai khác có thể đoán được, và do đó cô không thể tham gia vào cuộc sống hàng ngày cùng lúc. Nếu vậy, cô sẽ tự nhiên không còn năng lượng, không chỉ cho sự tò mò hay hứng thú mà còn cho bất kỳ phản ứng có ý nghĩa nào đối với tất cả những điều nhỏ nhặt tẻ nhạt diễn ra trên bề mặt.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Sau khi em mất, anh không thể tổ chức tang lễ, Nên đôi mắt từng nhìn em đã trở thành đền thờ. Đôi tai từng nghe giọng nói của em đã trở thành đền thờ. Lá phổi từng hít thở hơi thở của em đã trở thành đền thờ.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Cơn mưa này là nước mắt của những linh hồn đã khuất.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Đây là cơ thể của một cô gái trẻ đẹp, theo thông lệ là đối tượng của ham muốn, nhưng đó là cơ thể mà mọi ham muốn đã bị loại bỏ. Nhưng đây không phải là thứ thô thiển như ham muốn xác thịt, không phải đối với cô ấy—hay đúng hơn, có vẻ như, thứ cô ấy đã từ bỏ chính là cuộc sống mà cơ thể cô ấy đại diện.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Tôi không bao giờ để mình quên rằng mỗi người tôi gặp đều là thành viên của loài người này. Và điều đó bao gồm cả anh, giáo sư, đang lắng nghe lời chứng này. Cũng như bao gồm cả tôi.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Khi một người trải qua sự thay đổi lớn như vậy, chẳng có ai khác có thể làm gì ngoài việc ngồi yên và để họ tiếp tục.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Đứng ở ranh giới nơi đất và nước gặp nhau, ngắm nhìn những con sóng dường như liên tục lặp lại (mặc dù sự vĩnh hằng này thực chất chỉ là ảo ảnh: một ngày nào đó trái đất sẽ biến mất, mọi thứ sẽ biến mất), sự thật rằng cuộc sống của chúng ta không hơn gì những khoảnh khắc ngắn ngủi được cảm nhận một cách rõ ràng.” ― Han Kang, Trắng
“Thời gian như một con sóng, gần như tàn nhẫn trong sự tàn nhẫn của nó khi nó cuốn trôi cuộc sống của cô, một cuộc sống mà cô phải liên tục đấu tranh để không tan vỡ.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Không có gì sai khi giữ im lặng, xét cho cùng, phụ nữ theo truyền thống không phải được mong đợi là phải khiêm tốn và kiềm chế sao?” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Nhìn này, chị, em đang chống tay; lá đang mọc ra khỏi cơ thể em, rễ đang mọc ra khỏi tay em… chúng đào sâu xuống đất. Vô tận, vô tận… đúng vậy, em dang rộng chân vì em muốn hoa nở từ háng em; em dang rộng chúng…” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Ngày tôi đứng vai kề vai với hàng trăm ngàn người dân thường, nhìn chằm chằm vào nòng súng của những người lính, ngày thi thể của hai người đầu tiên bị giết được đặt trên một chiếc xe đẩy tay và đẩy lên đ���u đoàn người, tôi giật mình khi phát hiện ra một sự vắng mặt trong chính mình: sự vắng mặt của nỗi sợ hãi. Tôi nhớ cảm giác rằng chết là điều bình thường; tôi cảm thấy máu của hàng trăm ngàn trái tim cùng nhau chảy vào một động mạch khổng lồ, tươi mới và sạch sẽ… sự to lớn tuyệt vời của một trái tim duy nhất, truyền máu qua mạch máu đó và vào tim tôi. Tôi dám cảm thấy mình là một phần của nó.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Tại sao bạn lại hát quốc ca cho những người đã bị lính giết? Tại sao lại phủ quan tài bằng Taegukgi? Như thể chính đất nước không phải là thủ phạm giết họ.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc khi ánh mắt tôi dừng lại trên khuôn mặt bị cắt xẻo của một người phụ nữ trẻ, các đường nét trên khuôn mặt cô ấy bị lưỡi lê cắt đứt. Không một tiếng động, và không có sự ồn ào, một điều gì đó dịu dàng sâu thẳm bên trong tôi đã vỡ ra. Một điều gì đó, cho đến lúc đó, tôi vẫn chưa nhận ra là có ở đó.” ― Han Kang, Bản Chất Của Người
“Mỗi khoảnh khắc là một bước nhảy vọt từ bờ vực vô hình, nơi những cạnh sắc nhọn của thời gian liên tục được đổi mới. Chúng ta nhấc chân khỏi mặt đất vững chắc của toàn bộ cuộc sống đã sống cho đến nay, và bước những bước nguy hiểm đó ra ngoài không trung. Không phải vì chúng ta có thể tuyên bố bất kỳ lòng dũng cảm đặc biệt nào, mà vì không còn cách nào khác.” ― Han Kang, Trắng
“Đây là cơ thể của một cô gái trẻ xinh đẹp, theo thông lệ là đối tượng của ham muốn, nhưng đó lại là cơ thể mà mọi ham muốn đã bị loại bỏ.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Có những ký ức vẫn bất khả xâm phạm trước sự tàn phá của thời gian. Và cả những ký ức đau khổ. Không phải mọi thứ đều bị nhuộm màu bởi thời gian và đau khổ. Không phải chúng khiến mọi thứ bị hủy hoại.” ― Han Kang, Trắng
“Nỗi đau như một cái hố đang nuốt chửng cô, một nguồn sợ hãi dữ dội nhưng đồng thời cũng là một sự bình yên kỳ lạ, tĩnh lặng.” ― Han Kang, Người Ăn Chay
“Lương tâm. Lương tâm, thứ đáng sợ nhất trên thế gian này.” ― Hàn Khang
Đó là cơ thể của bạn, bạn có thể đối xử với nó theo cách bạn muốn. Khu vực duy nhất mà bạn được tự do làm bất cứ điều gì bạn thích. Và ngay cả điều đó cũng không diễn ra như bạn mong muốn. Han Kang, Người Ăn Chay
Sự cô lập càng cố chấp, những mảnh vỡ không mong đợi này càng sống động, sức nặng của chúng càng đè nặng. Vì vậy, có vẻ như nơi tôi trốn đến không phải là một thành phố ở phía bên kia thế giới mà là sâu hơn vào bên trong tôi. Han Kang, Sách Trắng
Công việc là sự đảm bảo cho sự cô đơn. Sống một cuộc sống đơn độc, bạn có thể để nhịp điệu đều đặn của nhiều giờ làm việc tiếp theo là thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi đưa bạn qua những ngày tháng, không có thời gian để sợ bóng tối bên ngoài vòng tròn ánh sáng. Han Kang, Bản Chất con người
Tôi không cần ăn, không phải bây giờ. Tôi có thể sống mà không cần nó. Tất cả những gì tôi cần là ánh sáng mặt trời. Han Kang, Người Ăn Chay
Thỉnh thoảng, thời gian trôi qua có vẻ rõ ràng. Nỗi đau thể xác luôn làm sắc nét nhận thức. Han Kang, Sách Trắng
Sự im lặng của anh vừa nặng nề như đá, vừa dai dẳng như cao su, đặc biệt là khi nghệ thuật của anh không được như ý. Han Kang, Người Ăn Chay
Cô ngắm nhìn những vệt mưa đập vào cửa sổ, với sự đều đặn nguyên sơ đặc trưng của những người đã quen với sự cô đơn. Han Kang, Người Ăn Chay
2 notes
·
View notes
Text
Có lẽ vẫn luôn có, nhưng dạo đây mình mới bắt đầu chịu nghe và nhìn về nó. Mình sợ hãi việc được yêu thương, cứ như mình làm phiền tất cả mọi người khi có sự thiên vị dành cho mình, sợ việc nhờ vả người khác giúp đỡ, sợ phải dựa dẫm vào người khác. Và tất cả những điều trên đều song hành với cách mình yêu thế giới này, cách mình nhận biết cái duyên từ nợ nần mà ra. Vậy nên mình đoán rằng cái sợ sệt ấy của mình được gói ghém cẩn trọng vào thật sâu bên trong.
Và dạo đây khi bước vào một mối quan hệ, mình phải nhận ra chúng vẫn ở đấy, và chỉ xuất hiện với người mình thương thật nhiều. Mình dằn vặt khi cái cái đối phương mong là một sự kết nối chân thật, chặt chẽ. Còn mình chỉ có thể gửi họ khoảng cách và sự dè dặt, vì mình sợ. Lạ lùng hơn cả thế, những cảm xúc và phản xạ này chỉ nổi dậy và hiện hữu đối với anh ấy.
Mình vẫn luôn có vấn đề với tính dục. Không phải vì mình ngại ngùng khi có nhu cầu. Mà là mình vẫn luôn sợ hãi việc bị xâm hại, dù rằng chúng chưa từng xảy đến. Mình không biết ấy là do mình cảm nhận được suy nghĩ của một vài người, hay do bản thân nhạy cảm với chủ đề ấy, hay trừu tượng hơn nếu bạn có tin—một dư âm của tiền kiếp, một vết thương vô hình. Nên mình sợ, không phải mặc định bản thân sợ, mà là sự sợ hãi được cảm nhận qua từng tế bào của cơ thể mỗi khi mình vô tình cố ý nghĩ về việc không may ấy xảy ra với bất kỳ ai.
Nên mình bài xích tính dục khi chúng liên quan đến mình, đến mức không muốn nó hiện hữu trong người mình.
Mình biết những điều này là một màu xanh trầm đầy uỷ mị và phần nào nặng nề, nhưng những từ ngữ này là lối duy nhất mình có thể viết lại cách thành thật, cảm ơn bạn thật nhiều.
2 notes
·
View notes
Text
trong lúc ngồi làm chap này thì có một bạn thằn lằn cứ bò quẩn quanh bàn vi tính của mình, mình cũng biết ý nên mở cửa sổ cho bạn nhưng trong lúc mình ngồi nhìn bạn thì bạn cũng không chịu rời đi. tới lúc mãi mê làm quá, giờ xong chap thì cũng không thấy bạn đâu nữa. hi vọng là bạn đã bò ra ngoài rồi, chứ ở trong phòng mình ngột ngạt lắm.
Anecdotes - Rafayel - Siren’s song - Chap 02: Màn kịch khôn khéo.
3 notes
·
View notes
Text
Buổi duyệt bài cuối, hôm nay, cô nói: “Cô biết những người tính rõ ràng đúng sai như em khi làm đồ án này sẽ hơi khó. Em phải biết là ngành của mình không có đúng sai rõ ràng, mà việc của em là cứ làm đi, làm ra sản phẩm thì mới nói tiếp được. Thứ Sáu này nộp bài rồi, không có thời gian để suy nghĩ nữa. Sau này những chuyện mà dù có sai lầm thì cũng phải làm tiếp cho xong chứ không còn thời gian để làm lại.”
Nói chung cô nói mấy chuyện này dựa trên việc cô vẫn nghĩ đây là một đứa sinh viên năm I - 18 tuổi, và cô không biết chuyện mình làm lại thật (cuộc đời, lẫn cái đồ án này đã làm lại tờ A1 thứ ba rồi). Nhưng mà mình tôn trọng cô lẫn quan điểm của cô, vì mình cũng mắc kẹt trong nó quá lâu, và giờ thì mình cũng không thể nói trước quyết định làm lại này của mình sẽ đi về đâu.
Mình mới đăng ký học thêm 1 cái văn bằng 2, song song với chương trình học chính quy bên này. Tuần sau mình bắt đầu bên trường kia rồi. Qua Tết sẽ là một cái học kì II thật bùng cháy với 30 tín chỉ của hai trường ĐH cộng lại. Hơi liều, mà cũng không còn nhiều thời gian để suy nghĩ, cứ làm thôi.
…
Vậy cuộc sống này gọi là gì? Thất bại - theo định nghĩa chung của xã hội.
Đừng hỏi về tương lai 5-10 năm nữa sẽ ra sao, sẽ có mục tiêu gì. Chuyện của tuần sau, tháng sau còn không nói trước được, huống chi mấy câu sặc mùi tuyển dụng vả selfhelp. Xã hội đặt ra những tiêu chuẩn, và những con người bị lạc ra khỏi đó tự nhiên trở thành những cái gai kì dị. Mọi thứ mình nói thì cũng chỉ là nói suông, quan điểm của mình thì họ cũng nhìn như những kẻ thất bại tự bao biện an ủi nhau. Có hoạ may kiếm được tiền hay công danh sự nghiệp gì đó, họ sẽ đào lại câu chuyện và vinh danh sự kì dị để giải trí, an ủi, động viên số còn lại tiếp tục lao đầu trong cuộc chơi danh lợi.
Nói kiểu bên nào cũng đúng. Đúng sai rạch ròi thật vô nghĩa. Mình từ một môi trường đúng sai rạch ròi tới độ không có khái niệm trung lập. Trung lập hoặc không có ý kiến, tức là sai, vì ở đó chỉ có một cái đúng duy nhất mà họ gọi là chân lý. Rồi giờ tới đây, tân thế giới (?!), mình phải trút bỏ tất cả đúng sai, cho tới ngôn từ, trút bỏ hết mọi thứ liên quan tới chốn cũ, vì nó thật dị hợm.
8 notes
·
View notes